HƯỚNG DẪN LẮP KIM THU SÉT NHÀ Ở CHUẨN
Hướng dẫn lắp đặt kim thu sét
Hệ thống tiếp địa chống sét (kim thu sét) cho công trình nhà ở cần phải thi công cẩn thận và đúng quy trình để hạn chế những thiệt hai do sét gây ra như: phá hỏng nhà cửa, thiết bị đồ dùng trong nhà hoặc nguy hiểm đến tính mạng.
Lắp đặt kim thu sét sẽ giúp giảm thiểu tối đa tổn thất mỗi khi có sét đánh vào tòa nhà - nơi lắp kim thu sét và vùng bán kính an toàn xung quanh.
Hệ thống tiếp địa (đất) kim thu sét bao gồm cọc điện cực, hoặc cọc dàn tiếp đất được liên kết với nhau. Chúng được nối chung với nhau qua mạng dây dẫn (cáp dẫn):
- Điện cực tiếp đất tự nhiên. (Natural Earth Electrode). Điện cực tiếp đất tự nhiên là các bộ phận bằng kim loại của công trình, được tiếp xúc trực tiếp với đất và được sử dụng như mục đích tiếp đất.
- Điện cực tiếp đất nhân tạo (Aritificial Earth Electrode). điện cực tiếp đất nhân tạo là điện những điện cực được sử dụng riêng cho mục đích tiếp đất. Nó là vật dẫn điện có hình dạng bất kỳ, không bọc cách điện bên ngoài và được chôn trực tiếp trong đất hoặc tiếp xúc trực tiếp với đất.
- Dàn tiếp đất ( Ground pole). Dàn tiếp đất là một hay nhiều điện cực tiếp đất liên kết với nhau được chôn trực tiếp hoặc tiếp xúc với đất.
- Mạng tiếp đất (Earthing Network). Mạng tiếp đất là một dàn tiếp đất hoặc liên kết nhiều dàn tiếp đất có chức năng khác nhau trong một khu vực địa lý.
Cáp dẫn đất, dây dẫn đất (Earthing Conductor). Cáp (dây) dẫn đất là cáp(dây) nối tấm tiếp đất chính với dàn tiếp đất.
Hệ thống tiếp đất (Grounding System). Hệ thống nối đất bao gồm dàn tiếp đất và cáp (dây) dẫn đất:
- Thường dùng cọc đồng đường kính từ 16mm, dài 2.4m.
- Chiều sâu và số lượng cọc tùy thuộc vào địa chất từng vùng, làm sao khi kiểm tra điện trở đo được dưới 10 Ohm.
- Các cọc phải nối với nhau bằng dây đồng, hàn hoặc bắt bằng bulon đồng.
Cách lắp đặt hệ thống tiếp địa kim thu sét:
1. Đào rãnh, hố hoặc khoan giếng tiếp đất.
- Xác định vị trí làm hệ thống tiếp đất. Kiểm tra cẩn thận trước khi đào để tránh các công trình ngầm khác như cáp ngầm hay hệ thống ống nước.
- Đào rãnh sâu từ 600mm đến 800mm, rộng từ 300mm đến 500mm có chiều dài và hình dạng theo bản vẽ thiết kế hoặc mặt bằng thực tế thi công.
- Đối với những nơi có mặt bằng thi công hạn chế hoặc những vùng đất có điện trở suất đất cao thì phải áp dụng phương pháp khoan giếng, đường kính giếng khoan từ 50mm đến 80mm, sâu từ 20m đến 40m tùy theo độ sâu của mạch nước ngầm.
2. Chôn các điện cực xuống đất.
- Đóng cọc tiếp đất tại những nơi qui định sao cho khoảng cách giữa các cọc bằng 2 lần độ dài cọc đóng xuống đất. Tuy nhiên, ở những nơi có diện tích làm hệ thống đất giới hạn thì có thể đóng các cọc với khoảng cách ngắn hơn (nhưng không được ngắn hơn 1 lần chiều dài cọc).
- Đóng cọc sâu đến khi đỉnh cọc cách đáy rãnh từ 100mm đến 150mm.
- Riêng cọc đất trung tâm được đóng cạn hơn so với các cọc khác, sao cho đỉnh cọc cách mặt đất từ 150 ~ 250mm để khi lắp đặt hố kiểm tra điện trở đất thì đỉnh cọc sẽ nằm bên trong hố.
- Rải cáp đồng trần dọc theo các rãnh đã đào để liên kết với các cọc đã đóng.
- Đổ hoá chất làm giảm điện trở đất dọc theo cáp đồng trần hoặc trước khi đóng cọc hãy đào sâu tại vị trí cọc có hố đường kính từ 200mm đến 300mm sâu 500mm tính từ đáy rãnh và hóa chất sẽ được đổ vào những hố này.
- Hóa chất làm giảm điện trở đất sẽ hút ẩm tạo thành dạng keo bao quanh lấy điện cực tăng bề mặt tiếp xúc giữa điện cực và đất giúp giảm điện trở đất và bảo vệ hệ thống tiếp đất.
- Trong trường hợp khoan giếng, cọc tiếp đất sẽ được liên kết thẳng với cáp để thả sâu xuống đáy giếng.
- Đổ hóa chất làm giảm điện trở đất xuống giếng, đồng thời đổ nước xuống để toàn bộ hóa chất có thể lắng sâu xuống đáy giếng.
- Hàn hóa nhiệt để liên kết các cọc với cáp đồng trần.
3. Chọn và lắp đặt kim thu sét
Kim thu sét được làm bằng kim loại có độ dài từ 0,5-1,5m được gắn trên nóc nhà. Nối kim thu sét với các dây kim loại đi xuống mặt đất. Dây thoát sét được nối với cọc tiếp địa. Bộ phận tiếp địa là các thanh kim loại dài khoảng 2,5-3m chôn sâu xuống đất ở vị trí cách sàn nhà ra phía ngoài 1-2m. Bạn đào rãnh sâu 0,5m và nối các đầu cọc tiếp địa với nhau.
- Dây dẫn sét trực tiếp từ kim chống sét hoặc cáp tiếp đất từ bản đồng tiếp đất chính sẽ được liên kết vào hệ thống đất tại vị trí hộp kiểm tra điện trở đất.
4. Hoàn trả mặt bằng hệ thống tiếp đất
- Lắp đặt hố kiểm tra điện trở đất tại vị trí cọc trung tâm sao cho mặt hố ngang với mặt đất.
- Kiểm tra lần cuối các mối hàn và thu dọn dụng cụ.
- Lấp đất vào các hố và rãnh, nện chặt và hoàn trả mặt bằng.
- Đo điện trở tiếp đất của hệ thống, giá trị điện trở cho phép là < 10 Ohm, nếu lớn hơn giá trị này thì phải đóng thêm cọc, xử lý thêm hóa chất giảm điện trở đất hoặc khoan giếng để giảm tới giá trị cho phép.
CÔNG TY TNHH MTV PCCC LONG THIÊN ÂN và toàn thể nhân viên rất hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.
Bài đăng khác
- LẮP ĐẶT HỆ THÔNG KIM THU SÉT
- BẢO TRÌ HỆ THỐNG PCCC
- LẮP ĐẶT HỆ THỐNG KIM THU SÉT CHO NHÀ XƯỞNG
- CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU KHÁNH AN TẠI TỈNH CÀ MAU
- BẢO TRÌ HỆ THỐNG PCCC TÒA NHÀ MOBIFONE
- Hướng dẫn lắp đặt đầu báo beam Tanda TX7130
- CUNG CẤP THIẾT BỊ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY, CỨU NẠ CỨU HỘ
- LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHỮA CHÁY VÁCH TƯỜNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ
- CÔNG TY TNHH TOYOTA NINH KIỀU
- BẢO HIỂM XÃ HỘI THỐT NỐT