Hỗ trợ trực tuyến

KINH DOANH 02923 744 365 - 02926 558 777
TƯ VẤN THIẾT KẾ PCCC 0939 000 160
Từ thứ 2 - Đến thứ 7

Thống kê truy cập

Hôm nay1

Tuần này45

Tháng này139

Tất cả33906

Trực tuyến1

Tin tức

Các vụ hỏa hoạn liên tiếp xảy ra tại Hà Nội: Vì sao cháy nhanh, dập lâu mới tắt?

Các vụ hỏa hoạn liên tiếp xảy ra tại Hà Nội: Vì sao cháy nhanh, dập lâu mới tắt?

Các vụ hỏa hoạn liên tiếp xảy ra tại Hà Nội: Vì sao cháy nhanh, dập lâu mới tắt?

Các vụ hỏa hoạn liên tiếp xảy ra tại Hà Nội: Vì sao cháy nhanh, dập lâu mới tắt?

Các vụ hỏa hoạn liên tiếp xảy ra tại Hà Nội: Vì sao cháy nhanh, dập lâu mới tắt?

 Có những vụ cháy từng xảy ra gây thiệt hại nhiều tỷ đồng, thế nhưng vẫn chưa đủ để nâng cao ý thức phòng cháy chữa cháy (PCCC) của người dân. Thêm vào đó là phương tiện PCCC còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực trạng công tác PCC tại Hà Nội.

Cháy… cháy… cháy…

Chỉ tính riêng trong tháng 10/2014, trên địa bàn TP Hà Nội xảy ra 3 vụ cháy lớn. Vụ cháy lớn nhất phải kể đến là tối 18/10 tại KCN Quang Minh (thị trấn Mê Linh, huyện Mê Linh), ngọn lửa bốc lên từ kho chứa sơn của Cty Nippon tại KCN Quang Minh. Chỉ trong ít phút, lửa bùng phát dữ dội và nhanh chóng lan ra toàn bộ kho chứa hàng của Cty. Sở Cảnh sát PCCC TP Hà Nội đã phải gấp rút điều nhiều xe chữa cháy chuyên dụng cùng hơn 100 cán bộ chiến sỹ thuộc lực lượng PCCC Hà Nội và các Phòng Cảnh sát PCCC của các quận, huyện Mê Linh, Từ Liêm, Cầu Giấy, gồm 13 xe cứu hỏa cùng 4 xe của Bộ Tư lệnh Thủ đô và 30 xe nước của Cty Môi trường đô thị tới hiện trường để tham gia chữa cháy. Sau 3 tiếng nỗ lực đấu tranh với giặc lửa, toàn bộ đám cháy cơ bản được khoanh vùng và khống chế.

Tiếp theo là vụ cháy xảy ra lúc 22h20 ngày 28/10 tại Lô 5E, khu đô thị Nam Trung Yên (gần tòa nhà Keangnam). Vào khoảng thời gian trên, đám cháy bắt đầu bùng phát ở một garage ôtô đối diện trường tiểu học Nam Trung Yên. Tiếp đó, lửa bùng cháy dữ dội khiến người dân hoảng loạn. Ngọn lửa nhanh chóng lan sang các khu vực xung quanh, trong đó có các cửa hàng ăn uống đông khách. 3 ki-ốt gần đó đã bị thiêu rụi. Sau 6 giờ kể từ khi bùng phát thì đám cháy mới được dập tắt hoàn toàn. Vụ hỏa hoạn không gây thiệt hại về người, tuy nhiên, thiệt hại về vật chất là rất lớn, nhiều nhà cửa trên diện tích hàng trăm mét vuông cùng các tài sản có giá trị đã bị thiêu rụi.

Vụ cháy thứ 3 xảy ra vào khoảng 14h5 chiều 30/10, tại 1 xưởng gỗ gần Cty lâm sản Giáp Bát, thuộc phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Sau một tiếng nổ lớn, ngọn lửa nhanh chóng bốc cháy dữ dội. Khu vực xưởng bị cháy rộng gần 1.000m2. Ngọn lửa đã làm sập phần lớn mái tôn của các xưởng này. Đến 15h40, ngọn lửa tiếp tục bốc lên dữ dội, nguy cơ lan sang hai dãy xưởng bên cạnh. Ngọn lửa bùng phát khiến các cụ già trong Trung tâm Chăm sóc người cao tuổi Orihome cách khu vực phát cháy khoảng 50m hoảng loạn. Có khoảng 20 xe chữa cháy được huy động với khoảng 100 chiến sĩ, trong đó có lực lượng của Bộ Tư lệnh Thủ đô, chia làm hai hướng khống chế ngọn lửa. Toàn bộ khu vực đường Đại Từ được phong tỏa để phục vụ công tác chữa cháy.  

Ý thức kém, nghiệp vụ yếu

Trên địa bàn TP. Hà Nội hiện có nhiều khu chung cư cũ kĩ, 637 công trình cao từ 10 tầng trở lên, 125 chợ lớn và bán kiên cố, 90 siêu thị lớn, 28 trung tâm thương mại và nhiều khu dân cư tập trung đông người. Điều đáng lo ngại là tại các địa điểm kể trên, hệ thống phòng cháy chữa cháy trong tình trạng ít, cũ, thậm chí không có. Mục sở thị tại một số khu tập thể như Kim Liên, Bạch Mai, Trung Tự, hệ thống PCCC bên trong những tòa nhà này hoàn toàn không có. Tại các tuyến đường bao quanh khu nhà như: Lương Định Của, Phương Mai, Phạm Ngọc Thạch, Đào Duy Anh cũng thấy rất ít  sự xuất hiện của các họng nước cứu hỏa, bể nước ngầm phục vụ cho công tác PCCC.

Nguy hiểm hơn, do là tập thể cũ, hệ thống dây điện đi nổi, chồng chéo, vắt qua mái nhà, hệ thống cây xanh (sát với nhà dân) nên nguy cơ chập điện, xảy ra cháy nổ rất lớn, trong khi đó, theo thống kê của Sở PCCC Hà Nội thì tỷ lệ cháy do chập điện tại Hà Nội chiếm tới 43%.

Trước thực trạng nguy cơ cháy xảy ra cao, nhất là trong mùa khô, thế nhưng qua phản ánh của người dân thì có không ít tòa nhà chung cư được trang bị thiết bị PCCC tại chỗ nhưng bị vô hiệu hóa vì không được bảo trì bảo dưỡng định kỳ. Có những tòa nhà hay công trình làm việc của cơ quan chưa đảm bảo các yếu tố kỹ thuật về PCCC khi đưa vào sử dụng. Vụ hỏa hoạn xảy ra tại tòa nhà 18 tầng của Tổng Cục Hải quan vào năm 2012 là một ví dụ.

Hay chúng ta chưa thể quên được vụ hỏa hoạn xảy ra hồi tháng 6/2013 tại cây xăng trên phố Trần Hưng Đạo. Nguyên nhân xảy ra cháy được xác định là do sự tắc trách của nhân viên, nhưng điều đáng nói là trong quá trình chữa cháy, có cả một số chiến sĩ của lực lượng PCCC bị thương. Điều đó có thể xuất phát từ nhiều lý do, nhưng cũng cần đặt câu hỏi cho người được đào tạo và làm nhiệm vụ PCCC khi có hỏa hoạn xảy ra. Cũng một vấn đề liên quan đến nghiệp vụ PCCC, đó là việc sử dụng nước trong quá trình chữa cháy xảy ra ở cây xăng tại đây cũng bị cho là “phản khoa học”. Công tác chữa cháy xảy ra đối với xăng dầu, hiệu quả nhất là phải sử dụng cát để khoanh vùng đám cháy và dập lửa. còn việc sử dụng nước phun vào đám cháy xăng, dầu không những kém hiệu qủa, mà còn làm cho đám cháy càng lan rộng, và nguy cơ bùng phát nhanh.

Thêm một nguy cơ cháy do ý thức của người dân, đó là tại nhiều cơ sở kinh doanh, khu dân cư đông đúc, khu chợ, trung tâm thương mại… việc sử dụng điện, hay thắp hương, hóa vàng… của người dân còn coi thường công tác phòng chống cháy nổ. Nhất là công tác PCCC ở các khu dân cư, các tòa nhà chung cư, hộ gia đình… Trước hết phải do nội lực của từng người dân, các hộ gia đình và Ban quản lý các tòa nhà, còn việc tham gia PCCC của các lực lượngchỉ là công tác cứu hộ, cứu nạn, chứ không thể là lực lượng túc trực ở từng khu vực để sẵn sàng chữa cháy. Do đó, việc nâng cao ý thức người dân trong công tác PCCC là điều “đã muộn”, so với thực trạng nguy cơ xảy ra cháy nổ, cũng như số các vụ việc cháy nổ đã từng xảy ra trong thời gian qua. Thậm chí, khi có hỏa hoạn và lực lượng PCCC được huy động, thì quá trình di chuyển của các lực lượng, phương tiện PCCC còn bị người tham gia giao thông “cản đường”… 

An toàn phòng chống cháy nổ không thể để “trời kêu ai nấy dạ”

Phương tiện “nghèo nàn”

Theo đại diện của Sở Cảnh sát TP Hà Nội, chiếc xe thang 72m chuyên dùng cho chữa cháy và cứu hộ thuộc loại cao nhất và duy nhất ở Việt Nam hiện nay với giá nhập khẩu hơn 1 triệu USD thuộc Phòng cảnh sát PCCC quận Tân Phú, TP.HCM. Trong khi tòa nhà cao nhất hiện nay đến 300m. Hay tại thời điểm xảy ra vụ cháy cây xăng trên phố Trần Hưng Đạo, đại diện của Sở Cảnh sát PCCC TP Hà Nội cũng cho biết, toàn bộ kho của lực lượng PCCC Hà Nội chỉ còn 50 bộ quần áo chống cháy được trang bị cho lực lượng. Ngay sau khi xảy ra vụ hỏa hoạn, toàn bộ số quần áo chống cháy này được phát hết cho nhân viên. Đó cũng là lý do lý giải vì sao, nhiều lính PCCC hôm làm nhiệm vụ nhưng không được trang bị quần áo chống cháy.

Thiếu tướng Nguyễn Đức Nghi, Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội cũng cho hay, các phương tiện chữa cháy như quần áo, ủng, xe thang, bọt đều phải nhập khẩu với giá thành rất đắt. Chẳng hạn, mỗi bộ quần áo chống cháy có giá khoảng 300 triệu đồng; một xe thang phun nước có giá trên dưới 30 tỉ… Trong khi đó, nguồn ngân sách (từ Bộ Công an và UBND TP Hà Nội) quá hạn hẹp, không đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của lực lượng PCCC.

Qua quá trình chữa cháy tại vụ hỏa hoạn xảy ra ở KCN Quang Minh đêm 18/10, theo Đại tá Nguyễn Văn Sơn - Phó Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội: Việc cứu hỏa ở các khu công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do mặt bằng cháy quá rộng, vòi phun chuyên dụng không thể nào đưa nước tới trung tâm của đám cháy được nên việc cứu hỏa diễn ra mất nhiều thời gian. Đặc biệt nguồn nước chữa cháy tại nhiều khu vực rất yếu và thiếu, Đại tá Nguyễn Văn Sơn dẫn chứng trong vụ cháy tại khu công nghiệp Quang Minh vừa qua tại huyện Mê Linh (Hà Nội), chỉ có một bể nước có thể tích hơn hơn 100m3, chỉ đủ cung cấp nước trong một thời gian ngắn. Trong khi đó, các trụ nước tại khu vực Quang Minh đều không đủ để cung cấp nước cho xe cứu hỏa, kể cả khi Sở Cảnh sát PCCC yêu cầu tăng cường áp suất nước cho khu vực này nhưng cũng không đủ. Trong khi với vụ cháy nói trên phải cần có bể chứa phải có 1.000m3 mới cung cấp đủ nước.

Vào khoảng 9g sáng 12/11, xảy ra một vụ cháy tại tầng 3 ngôi nhà số 1 đường Nguyễn Quý Đức, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Khoảng 20 phút sau, lực lượng Cảnh  sát PCCC Hà Nội đã có mặt tại hiện trường, 10 xe chữa cháy đã được điều đến tiến hành khống chế ngọn lửa.  Được biết ngôi nhà có diện tích khá rộng với 3 tầng, tầng 1 là cửa hàng sách, tầng 2 là một cơ sở thẩm mỹ viện, còn tầng 3 nơi ngọn lửa bùng phát là quán karaoke -cà phê Upstairs. Lúc “bà hỏa” ghé thăm có nhiều người đang ngồi uống cà phê trong quán. Phía sau quán karaoke và cà phê bị cháy là trường THPT Hồ Xuân Hương nên toàn bộ học sinh đã được di chuyển để đảm bảo an toàn. Hiện chưa có thông tin thiệt hại về người và tái sản trong vụ chạy. Lực lượng chức năng đang tiến hành điều tra nguyên nhân vụ cháy.

Theo thống kê của Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội, 9 tháng đầu năm 2014, Hà Nội xảy ra 126 vụ cháy, nổ (trong đó 24 vụ cháy) làm 18 người thiệt mạng, 14 người bị thương, thiệt hại ước tính trên 50 tỷ đồng.  Nguyên nhân cháy nổ chủ yếu là chập điện với 54 vụ, rò rỉ khí gas 3 vụ, hàn cắt 2 vụ, sơ suất khi sử dụng lửa 15 vụ, thắp hương thờ cúng 2 vụ… Địa bàn xảy ra cháy nội thành Hà Nội chiếm tỷ lệ 57%; ngoại thành chiếm 43%; thành phần xảy ra cháy tập trung vào 2 đối tượng lớn là nhà dân (44%); xưởng sản xuất, nhà kho (24%)... Riêng vụ hỏa hoạn xảy ra tại KCN Quang Minh gây thiệt hại khoảng 130 tỷ đồngAn toàn phòng 

Bài đăng khác

Processing...